Đăng bởi: hhtdt | Tháng Mười Một 30, 2011

Imindmap 5.3 – Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy & hướng dẫn sử dụng

Clip Kỷ niệm 5 năm hình thành và phát triển nhà trường

 

Imindmap 5.3 – Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy & hướng dẫn sử dụng

 

Giống như Mindjet MindManager Pro, iMindMap là một phần mềm dùng để hoạch định ý tưởng và sắp xếp chúng dưới dạng sơ đồ tư duy. Có thể nói iMindMap là một chương trình rất được mong đợi của giới tin học, bởi sự quy mô, giao diện đẹp và tính… khó crack của nó!

Video clip hướng dẫn sử dụng imindmap để vẽ sơ đồ tư duy!

Quý thầy cô có thể tải 1 trong 2 link sau:

Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào nhiều việc khác nhau

  • Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo.
  • Tổng kết dữ liệu.
  • Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.
  • Động não về một vấn đề phức tạp.
  • Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng.
  • Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện…).

Học tiếng Anh

Học Toán 

Học Văn

Bản đồ tư duy – một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện

 Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,… và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.
BĐTD giúp HS học được phương pháp họcViệc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn toán, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
 BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình.
BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.
Tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD: 1). Dùng từ khóa và ý chính; 2). Viết cụm từ, không viết thành câu; 3). Dùng các từ viết tắt. 4).Có tiêu đề. 5). Đánh số các ý; 6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,… 7). Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8). Sử dụng màu sắc để ghi.
Chẳng hạn, HS lớp 11 học về phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, mặt tròn xoay (hình học 12),… có thể hệ thống các phép dời hình bằng BĐTD. Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.
Trước khi học bài mới  “Giản dị” (môn Giáo dục công dân) GV có thể gợi ý cho HS vẽ BĐTD bằng từ khóa “giản dị” sau đó cho các em thảo luận để vẽ tiếp các nhánh và bổ sung dần các ý nhỏ, dẫn đến việc các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS.
Sử dụng BĐTD giúp GV chủ nhiệm, cán bộ quản lí nhà trường lập kế hoạch công tác  có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp,…và dễ theo dõi quá trình thực hiện đồng thời có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp,…một cách rất dễ dàng so với việc viết kế hoạch theo cách thông thường thành các dòng chữ.
Ví dụ, có thể tóm lược 5 nội dung của phong trào thi đua “xây dựng THTT, HSTC” như sau: 
Ví dụ: BĐTD tóm lược vấn đề đổi mới PPDH: 
Ví dụ: kế hoạch năm học của một nhà trường có thể viết theo các mặt hoạt động: dạy học, giáo dục đạo đức,… hoặc viết kế hoạch theo tháng, theo chủ đề,… 
BĐTD có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn   gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, việc sử dụng phần mềm này khá đơn giản.
Việc sử dụng BĐTD giúp cán bộ quản lí có cái nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp GV đổi mới PPDH, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả – nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Trả lời

  1. Chào thầy

    Em là: Khánh, ở Đà nẵng.

    Em muốn nhờ thầy tìm xem có ai đó ở gần: thôn Bon Rơm, xã NThôl Hạ, huyện Đức Trọng, Lâm đồng để tìm đến hỏi thăm 1 người tên là: Đào linh sơn, địa chỉ: 39 thôn Bon Rơm, xã NThôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (nick yahoo: hoavokhuyet7777 ).

    Cậu ấy là một thành viên trong nhóm dịch WaYa. Nhưng không hiểu vì sao mà lại đột nhiên mất tích không thấy lên mạng, điện thoại cũng không gọi được từ ngày 23/7/2011 . Dù chưa gặp mặt nhau lần nào nhưng cậu ấy không còn đơn giản chỉ là một người quen trên mạng mà đã trở thành một người bạn, một người anh, một người em, một người quan trọng không thể thiếu đối với cả nhóm.

    Ban đầu em cũng như nhiều người bạn khác trong nhóm nghĩ rằng Sơn không lên mạng là do bận việc gì đó. Nhưng suốt gần 5 tháng không có tin tức gì nên giờ ai cũng lo lắng không biết Sơn có xảy ra chuyện gì không… (trước đây trong nhóm em từng có 1 thành viên mất do tai nạn giao thông nên… )

    Hình như Sơn từng là học sinh của trường thầy luôn.

    Mong thầy giúp đỡ em.

    Nick yahoo em: pikachu1744@yahoo.com

    • Đào Linh Sơn có lẽ chỉ là biệt danh. Tuy nhiên với địa chỉ cụ thể 39 thôn Bon Rơm, xã NThôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thì có thể tra xét được. Bạn nào ở thôn Bon Rơm kiểm tra giúp để phản hồi lại. Phải sang tuần sau mới trả lời em được. Chúc vui.

  2. thầy ơi!
    học kì 1 năm nay có post điểm lên web cua trường ko thầy ?
    sao năm nay em chờ mãi ma` ko thấy có, với lại nhà trường có cho phép phúc khảo lại bài thi không ạ?
    mong thầy có thể phản hồi sớm!!

    • Có em ạ, muốn xin phúc khảo cần làm đơn chuyển giáo viên bộ môn hoặc chủ nhiệm lớp và nộp về Trường nhé.

  3. Đào linh sơn là tên thật đấy thầy. Vì em có người bạn từng gửi đồ qua bưu phát nhanh cho bạn ấy nên cả địa chỉ lẫn họ tên đều không thể sai được . Em biết là giờ gần đến tết nên thầy rất bận. Thầy ráng giúp em nha.

  4. Nhóm bọn em hiện tại giờ cũng toàn sinh viên nên cũng chả tiền nhiều. Nếu thầy có thể giúp bọn em liên lạc được với Vokhuyet ( Đào Linh Sơn ) thì bọn em có thể hỗ trợ giúp thầy làm 1 website trường bài bản ( hỗ trợ hoàn toàn từ host đến domain ).

    Đây là hệ thống website bọn em đang làm (chưa hoàn thiện lắm):fansub.us

    Mong thầy giúp đỡ.

    • Thầy sẽ cố gắng tìm cho các em và sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Người có tên Đào Linh Sơn có lẽ là người Kinh nhưng thôn Bon rơm này phần lớn dân là người dân tộc Tây Nguyên. Do vậy việc hỏi thăm hơi khó. Các các em vui lòng chờ nhé. Thân chào.

  5. Vui quá. Cái bạn ấy đã liên lạc với em rồi. Lâu lắm rồi em cùng các thành viên trong nhóm mới vui vẻ như thế này.
    Đúng như lời hứa. Em cùng các thành viên trong nhóm sẽ giúp thầy và trường làm 1 website bài bản. Nick yahoo của em là: pikachu1744 . Địa chỉ mail của em là: pikachu1744@yahoo.com .

    Thầy cho em biết tên miền muốn mua là gì nhé. Đồng thời source để làm web thầy muốn dùng (joomla, wordpress, discuz… ) .

    Em cùng toàn thể nhóm xin cảm ơn thầy rất nhiều nhiều ^^ .

    • Chuyện giúp các em chỉ là chuyện nhỏ thôi. Chúc các em và gia đình năm mới mạnh khỏe và tràn đầy niềm vui. Thân chào. thầy Tuấn

  6. Thầy nói là chuyện nhỏ nhưng với bọn em thì lớn cực kỳ. Website của trường hiện giờ vẫn đang dùng tên miền free, giao diện còn đơn giản nên em cũng muốn giúp thầy chỉnh sửa lại. Mong thầy nhận sự cảm ơn này từ phía bọn em, có như thế bọn em mới cảm thấy vui. Chi phí tên miền hay host bọn em sẽ chịu cả. Thầy đừng lo.


Gửi phản hồi cho pikachu1744 Hủy trả lời

Chuyên mục